Chứng minh giá trị nhân văn trong bài Giải đi sớm của Hồ Chí Minh


Chứng minh giá trị nhân văn trong bài Giải đi sớm của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Đề bài: Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chi Minh. Bài phân tích của Nguyễn thị Thanh Huyền lớp 12c2 trường THPT chuyên Hùng Vương.

Tham khảo bài văn mẫu số 1:

Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt – đấy là thời gian Bác, bị giam cầm và giải đi qua nhiều nhà lao của chế độ Tưởng Giới Thạch. Mặc dù các bài thơ được viết trong những hoàn cảnh khắc nghiệt: đói rét, bệnh tật, không có tự do… nhưng vẫn toát lên ý chí, nghị lực kiên cường, tinh thần lạc quan và tám hồn cao đẹp của Bác. Đọc bài thơ Giải đi sớm chúng ta cảm nhận được tư thế ung dụng chủ dộng của người chiến sĩ – thi sĩ trên đường đi đày gian khổ, cám nhận được tâm hồn Bác ở hoàn cảnh nào vẫn luôn chan hòa với thiên nhiên với trời đất bao la.

Câu thơ mở dầu ghi lại thời điểm của cuộc giải tù:

Đúng là bọn lính giải người tù đi rất sớm; từ “gà gáy một lần” tức khoảng quá nửa đêm. Người đọc nghĩ đên cảnh tôi tầm vắng lặng bao quanh người tù một mình nơi đất khách quê người. Câu thơ thứ hai vẫn là câu thơ tả thực, nhấn mạnh thêm cái thời điểm rất sớm:

Câu thơ sống động hơn. Và ở đây cũng nói lên một hồn thơ tinh tế dễ nhạy cảm với thiên nhiên. Điều cần chú ý là người tù lên đường có bọn lính áp giải, thiên nhiên lại có phần khắc nghiệt: trời tối, gió rét từng cơn… Cảnh ngộ ấy thường là buồn, quạnh hiu nhưng ở đây qua tâm hồn Người, thiên nhiên trở nên thân mật. Cùng một lúc, khi người từ lên đường đi thì trăng và sao trên trời dường như cùng khởi hành.

Câu 3 và câu 4, hình tượng người tù trên đường được diễn tả ở tư thế chủ động, tuy có vất vả gian khổ; Con người tự nâng mình lên trên hoàn cảnh, không để cho hoàn cảnh khuất phục mình:

Thật ra lời thơ dịch đã mất mát đi nhiều cái hay của nguyên tác. Nguyên tác có hai chữ chinh và hai chữ trận điệp với nhau tạo nên âm hưởng trầm hùng và hái chữ nghênh diện đầy khí phách hiên ngang của Bác Hồ – một người tù vĩ đại:

Bốn câu thơ đã dưng lại bức tranh chuyển lao khi trời chưa sáng: một tiếng gà, một chòm sao, một vầng trăng, từng cơn gió lạnh và một người tù nơi đất lạ. Nhưng còn người ở đây không cô đơn, rất ung dung; con người ở dây là người chiến sĩ cách mạng có nghị lực, có ý thức “Muốn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Con người luôn phân đấu vươn lên để làm giảm bớt quạnh hiu, không buông xuôi trước hoàn cảnh mà luôn vươn lên làm chủ hoàn cảnh.

– Khổ thứ hai của bài thơ mở đầu bằng một cảnh đẹp ở chân trời khi rạng đông. Và nói chung cả khổ thơ bừng lên một không khí vui tươi ấm áp:

 

Hai câu thơ tạo nên một sự đăng đối hài hòa. Bình minh lên đèm ắt phải lùi dần. Dường như trong đất trời cũng có cuộc dấu tranh, màu hồng của bình minh đã quét sạch bóng tối của đêm tàn lạnh lẽo. Giờ đây, màu hồng tươi mới đã ngự trị bao trùm lên sông núi đem lại hơi ấm cho đất trời và hơi ấm ấy như dội vào lòng người:

Có sức ấm của rạng đông nhưng nhiều hơn, có lẽ là nhờ sức ấm từ một trái tim cách mạng.

Ta chợt nhận thấy một điều lạ, dù là nói về cảnh chuyển lao mà trong một bài thơ không hề có lấy một hình ảnh người tù, một lời than vãn, trước mỗi người đọc là hình ảnh một thì bỗng dung cất bước. Thi sĩ và chiến sĩ – hai con người ấy đã hòa làm một trong tâm hồn Người. Khó khăn nghiệt ngã là thế mà tim Người vần như ngọn lửa ấm nồng, vẫn nồng nàn thi hứng.

Giải đi sớm là một bài thơ hay trong Nhật kí trong tù! Bài thơ toát lên một tư thế hiên ngáng bất khuất, một tinh thần lạc quan, một niềm tin yêu cuộc sống. Và trên hết đó là thi hứng bất tận của hồn thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói thông qua bài thơ này chúng ta càng hiểu thêm về cuộc đời và tâm hồn Bác, người con ưu tú của dân tộc. Và ánh sáng từ thơ Người chắc chắn sẽ còn rọi sáng tâm hồn nhiều thế hệ mai sau.

– Hết –

 

 

Tham khảo bài văn mẫu số 2 Phân tích bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh (Trích Nhật kí trong tù)

Hai bài Tảo giải ở vị trí thứ 41 và 42 của tập Nhật kí trong tù. Hồ Chí Minh viết chùm thơ này trên đường chuyển từ nhà lao Long An đến nhà lao Đồng Chính, sau khi dã phải đi bộ gần 200 km và bị giam cầm hơn 60 ngày. Có hiểu thấu tất cả những nỗi gian khổ, cay đắng của Bác trong những ngày trên đường chuyển lao, chúng ta mới thấm thía ý nghĩa sâu sắc của hai bài thơ đó, và quan trọng hơn là hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của thi nhân.

Tảo giải có nghĩa là giải đi sớm, chính xác hơn là bị giải đi sớm. Bác ghi lại rất thực cảnh mình bị chuyển lao trong đêm khuya và vào lúc rạng đông. Nếu đứng riêng, mỗi bài thơ có một nội dung tương đối độc lập. Đứng chung dưới một đầu đề, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Cảnh chuyển lao diễn ra trước mắt chúng ta như thật. Bác kể và tả về chuyện bản thân là một người tù bị áp giải trên đường chuyển lao nhưng ý nghĩa thẩm mĩ mà hai bài thơ để lại cho người đọc lại là hình ảnh của một chiến sĩ – thi sĩ vượt lên trên đau khổ đọa đày để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và hòa vào thiên nhiên tâm hồn tràn đầy tình yêu cuộc sống.

Bị giải đi sớm giữa đêm thu khuya khoắt và lạnh lẽo nơi đất khách quê người, nỗi cô đơn, hiu quạnh của Bác lẽ ra phải nhân lên gấp bội, nhưng ngược lại, bài thơ đã cho chúng ta thấy một niềm lạc quan, tin tưởng không gì lay chuyển nổi. Đó chính là biểu hiện của một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn.

Câu thơ mở đầu bài thứ nhất:

Bác dùng tiếng gà gáy để chỉ thời điểm lên đường. Đây là cách tính thời gian khá quen thuộc trong dân gian cũng như trong văn chương. Đác muốn nhấn mạnh ý mình bị giải đi rất sớm, từ lúc mới quá nửa đêm một chút. Đây là một câu thơ bình thường, nhưng đến câu thứ hai thì đã khác:

Câu thơ tả thực cho thấy bầu trời còn rất nhiều sao và trăng vẫn còn lơ lửng trên đỉnh núi mùa thu. Những hình ảnh này bổ sung cho ý Bác bị giải đi rất sớm ở câu trên; đồng thời thể hiện hồn thơ nhạy cảm, dễ rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong cảnh ngộ đi đày, người ta thường thấy thiên nhiên buồn bã, quạnh hiu nhưng với tâm hồn thi sĩ, Bác lại thấy thiên nhiên trở nên gần gũi, sinh động. Dường như Bác không cô độc mà có trăng sao làm bạn trên đường đi gian nan, khổ ải.

Sự cực khổ của người tù trên đường bị giải đi sớm được Bác ghi lại ở câu thơ thứ ba:

Nhưng không chỉ có thế mà còn có một hình ảnh lớn hơn, là hình ảnh một con người tự nâng mình vượt lên trên hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước thử thách khắc nghiệt. Bóng dáng khổ ải của người tù nhòa đi, nhường chỗ cho người chiến sĩ chủ động chấp nhận gian khổ vì nghĩa lớn với dân, với nước.

Tâm thế chủ động của Bác tạo nên tư thế chủ động:

Tiếc rằng câu thơ dịch không lột tả được đúng ý nghĩa của câu thơ trong nguyên bản chữ Hán, dịch nghĩa là Đối mặt, trận trận gió thu lạnh. Đi trong đêm khuya, giữa những trận gió lạnh thấu xương liên tiếp thổi tới, Bác cũng thấy lạnh như mọi người nhưng khác ở chỗ là Bác không để cho cái lạnh áp đảo mình. Tư thế hiên ngang, chủ động mà vẫn khiêm tốn, kín đáo phản ánh rất đúng cốt lõi con người Bác. Khí lạnh dường như bị át đi bởi tâm hồn Bác đang hướng tới và chia sẻ với khung cảnh thiên nhiên ấm áp, quần tụ mà Bác đã miêu tả ở trên. Bốn câu thơ đã phác họa khá sinh động cảnh chuyển ngục khi trời chưa sáng, rất thực mà cũng rất nên thơ.

Bài thơ thứ hai mở đầu bằng vẻ đẹp tinh khôi của bầu trời lúc rạng đông:

Ẩn chứa trong câu thơ này là một niềm vui. Bác vui vì ánh binh minh đang dần dần toả sáng, xua tan màn đêm tối tăm, lạnh lẽo. Không gian thoáng đãng hơn và ấm áp hơn:

Những tia nắng mặt trời như một cây chổi vô hình kì diệu quét sạch bóng đêm còn rơi rớt đó đây. Trước mắt Bác, tạo vật tắm trong một màu hồng thanh khiết đầy sức sống. Niềm vui thưởng thức cảnh đẹp của Bác giờ như được tăng lên gấp bội và Người sung sướng cảm thấy:

Bao la, toàn vũ trụ là những chữ gợi lên cái rộng lớn, mênh mông. Hơi ấm của mặt trời bao trùm vạn vật và sưởi ấm lòng người. Thi hứng vì thế mà đột ngột dâng cao và mở rộng ra vô tận:

Trước cảnh đẹp của buổi bình minh, cảm xúc dạt dào trong tâm hồn Bác. Bác không còn là một tù nhân mà đã là một thi nhân. Thi hứng vốn đã có sẵn từ trước nay càng thêm nồng, cảm xúc khiến cho Bác phát hiện ra vẻ đẹp của hình ảnh Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san và Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng. Tâm hồn Bác rung động mãnh liệt trước sự chuyển hóa kì diệu của thiên nhiên buổi sớm mùa thu. cả một vừng hồng bát ngát trước mắt, không gian như rộng đến vô cùng và Người đi thi hứng bỗng dạt dào tỏa sáng.

Giải đi sớm là bài thơ thể hiện sự hài hòa tuyệt đẹp giữa phẩm chất cách mạng với tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tiêu biểu cho bút pháp tả thực mà trữ tình, hiện thực mà lãng mạn, cổ điển mà hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù. Một bài thơ đi đày mà giống như một hành khúc lên đường, trầm hùng ở đoạn đầu và tràn đầy âm hưởng vui tươi, ấm áp, sảng khoái ở đoạn sau. Cuối cùng vút lên nét lạc quan, trong sáng của tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.

Theo Baivanhay.com

Leave a Comment